hinhf CỐP PHA . ORG: CHIỀU DÀY TỐI THIỂU CỦA KẾT CẤU KHI TRƯỢT

CHIỀU DÀY TỐI THIỂU CỦA KẾT CẤU KHI TRƯỢT

          Trong quá trình trượt xuất hiện lực ma sát giữa thành cốp pha và bê tông. Giá trị lực ma sát này phụ thuộc vào vật liệu làm cốp pha và độ dính bám của vữa bê tông lên bề mặt cốp pha. Theo thực nghiệm lực ma sát có trị số lớn hơn nhiều trọng lượng của hệ cốp pha,vì vậy công nghệ cốp pha trượt coi trọng việc khắc phục lực cản ma sát này. Khi trượt, sự phá hủy của bê tông trong cốp pha trượt có thể xảy ra tại tiết diện bất kỳ, khi ở đó xuất hiện lực ma sát F. Lực ma sát này có xu hướng nâng bứt bê tông thì bê tông sẽ bị kéo lên gây hiện tượng nứt ngang.
          Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do bê tông mới đổ chưa đủ khả năng chịu kéo và sự dính kết giữa bê tông và thép chưa hình thành.
          Thực tế thiết kế và thi công, thường cấu tạo cốp pha trượt có độ vát hình côn nên sự phá hủy của bê tông thường chỉ xảy ra tại chỗ có khe hở giữu bê tông và cốp pha tại vị trí nói tiếp A-A.
          Điều kiện để bê tông không bị nứt ngang là trọng lượng bê tông G phải đủ lớn để thắng đuợc lực ma sát F.
          Trọng lượng bê tông G phụ thuộc chủ yếu vào chiều dày kết cấu, nên khi kết cấu có chiều dày lớn thì xác suất phá hoại do nứt ngang nhỏ. Để bê tông mới đổ không bị kéo lên theo cốp pha cần phải đảm bảo điều kiện G ≥ 2F.
Ví dụ:         Xác định kích thước tiết diện cột tối thiểu khi trượt
          Trường hợp trượt cột để bê tông mới đổ không bị kéo lên theo cốp pha cần phải đảm bảo điều kiện G ≥ F.
a    Đối với cột hình vuông cạnh là a (cốp pha thép có lực ma sát là 1,5 ÷ 3 kN/m2)
G = 2400.a2.h
F = f.4a.h = 150.4a.h = 600.a.h
Từ điều kiện: G ≥ F suy ra amin ≥ 0,25m hay 25cm.
b)   Đối với cột chữ nhật cạnh a và b (cốp pha thép có lực ma sát là 1,5 ÷ 3 kN/m2)
              G = 2400.a2.h
F = f.4a.h = 150.2(a+b).h
Từ điều kiện: G ≥ F suy ra a.b/2(a+b) ≥ 0.0625

0 nhận xét:

Đăng nhận xét